Trẻ em bị nhiệt miệng thì phải làm sao?
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị nhiệt miệng?
Nhiệt miệng là những vết loét hình tròn hoặc bầu dục ở niêm mạc má, nướu và lưỡi gây đau đớn khó chịu. Một số nguyên nhân dẫn đến lở miệng ở trẻ em như:
- Nhiệt miệng thuộc dạng bệnh không có nguyên nhân rõ ràng. Nguyên nhân sinh bệnh được cho là do chức năng miễn dịch bị suy giảm, do cọ sát làm tổn thương niêm mạc (ví dụ như đánh răng hay bé ngậm phải vật sắc nhọn), bị cắn và bị kích thích từ bên ngoài, do rối loạn bài tiết bên trong, do dị ứng với thuốc và thực phẩm, do nhiễm khuẩn hay virus gây nên.
(Trẻ bị nhiệt miệng do cọ sát làm tổn thương niêm mạc)
- Nguyên nhân gây ra các vết loét thường là cơ thể bị nóng, phát ra nhiệt và gây loét niêm mạc miệng. Có thể bắt đầu từ việc trẻ bị nhiễm khuẩn, phải dùng kháng sinh gây nóng dẫn đến trong vòm miệng và lưỡi xuất hiện những ổ loét.
- Cũng có thể thủ phạm từ virus herpes với triệu chứng như loét do nhiệt. Nếu trẻ bị mắc bệnh tay chân miệng hay thủy đậu thì virus này ngoài gây các nốt phỏng ở da cũng có thể gây các nốt phỏng ở niêm mạc miệng.
(Các bệnh lý cơ thể cũng có thể làm trẻ bị viêm nhiệt miệng)
- Tình trạng thiếu dinh dưỡng hoặc dinh dưỡng không đúng cách, dẫn đến cơ thể thiếu các vi chất dinh dưỡng như: vitamin A, C, B2, PP, B6, B12, kẽm, protein… làm giảm sức đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện thuận lợi cho virus phát triển và gây bệnh.
(Trẻ bị thiếu chất sẽ tạo cơ hội cho virut gây bệnh)
Dù là nguyên nhân gì gây loét miệng thì cũng làm cho trẻ đau, rát, quấy khóc, khó chịu, bỏ ăn, gầy sút nhanh, khiến việc chăm sóc rất vất vả và trẻ rất lâu bình phục, có thể dẫn đến suy dinh dưỡng.
2. Trẻ em bị nhiệt miệng thì phải làm sao?
Hầu hết những trường hợp lở miệng ở trẻ em không quá nguy hiểm và có sẽ nhanh chóng tự khỏi trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, nó vẫn gây khó chịu và đau đớn cho bé. Mẹ có thể áp dụng những cách sau đây để giúp con dễ chịu hơn:
- Một số loại thuốc và gel trị lở miệng được bày bán rộng rãi trong các tiệm thuốc tây: Đa số các loại thuốc này khá an toàn cho trẻ em. Tuy nhiên, nếu trẻ dễ bị dị ứng, mẹ nên nhờ bác sĩ kiểm tra thành phần thuốc trước khi cho con sử dụng.
(Dùng thuốc trị nhiệt miệng bôi cho trẻ)
- Súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng: Cho con súc miệng ít nhất 4 lần mỗi ngày cho đến khi các vết lở lành hẳn. Mật ong cũng giúp điều trị những vết loét miệng. Tuy nhiên, mẹ nên cẩn thận, không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi.
(Cho trẻ súc miệng bằng nước ấm hoặc nước muối pha loãng)
- Ăn thức ăn dạng lỏng: Bị lở miệng sẽ làm bé không muốn ăn uống gì hết. Những thức ăn dạng lỏng sẽ giúp bé dễ an hơn. Ngoài ra, việc ăn thức ăn đặc, rắn có thể làm con đau. Mẹ cũng nên tránh những thức ăn cay, mặn hoặc có tính axit vì có thể làm vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
(Nên cho trẻ ăn thức ăn lỏng để tránh làm tổn thương thêm)
- Uống nhiều nước: Mất nước chỉ làm tình trạng lở miệng thêm nghiêm trọng. Các vết lở có thể khiến bé đau và không muốn uống nước. Bạn nên chắc rằng con vẫn đang nạp đủ luợng nước mỗi ngày. Nói với bé rằng thường xuyên uống nước có thể giúp bé nhanh khỏi hơn.
(Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày để tránh mất nước)
Để hiện tượng nhiệt miệng ở trẻ có thể nhanh khỏi hơn, các bậc phụ huynh nên kiên trì chăm sóc và dỗ dành trẻ vì sự đau rát có thể làm trẻ quấy khóc và khó chịu hơn, với những thông tin mà chúng tôi tổng hợp trên đây hy vọng sẽ giúp trẻ lành nhanh ổ loét, nhằm rút ngắn tối đa số ngày bệnh để trẻ nhanh chóng phục hồi và bắt kịp nhịp tăng trưởng.
Bài viết khác
Cách lựa chọn kem đánh răng chất lượng cho gia đình - 30/07/2024
Có nên trám răng thưa? - 12/08/2024
TẶNG CHA MẸ HÀM RĂNG MỚI CHẮC KHOẺ, CUỘC SỐNG TRỌN NIỀM VUI - 17/08/2024
Các giai đoạn sâu răng và phương án xử lý tương ứng ? - 19/08/2024
Vì sao Dán sứ đắt hơn Bọc sứ? - 23/08/2024
Tại sao mất răng nên cấy ghép implant - 24/08/2024
Viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị - 29/08/2024
4 THỜI ĐIỂM KHÔNG NÊN NHỔ RĂNG KHÔN CẦN TRÁNH - 04/09/2024
ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG CHO TRẺ | PHÒNG KHÁM NHA KHOA TRẺ EM TPHCM - 28/02/2023