Niềng răng ở độ tuổi nào là thích hợp?
Niềng răng ở độ tuổi nào là thích hợp nhất?
Niềng răng là phương pháp điều chỉnh các răng mọc sai lệch bằng bộ khí cụ mắc cài – dây cung để răng trở về đúng trị trí, đảm bảo sự cân đối, hài hòa với khuôn mặt và khớp cắn chuẩn để ăn nhai thuận lợi, giảm áp lực cho khớp thái dương hàm.
Bộ khí cụ này sẽ được gắn lên bề mặt răng, tạo ra một lực xiết mạnh mẽ lên răng trong suốt thời gian điều trị để kéo các răng dịch chuyển theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ.
Như vậy, để cho việc uốn nắn, điều chỉnh sắp xếp các răng về đúng chỗ một cách dễ dàng thì nên thực hiện khi răng và xương hàm đang trong quá trình phát triển, còn khá mềm. Tức là niềng răng ở độ tuổi từ 12-16 là thích hợp nhất.
Từ 12-16 tuổi là độ tuổi niềng răng thích hợp, dễ nắn chỉnh nhất
Lúc này, trẻ em đang ở trong giai đoạn thay răng sữa, răng vĩnh viễn đang trong quá trình ổn định, khớp cắn đã rõ ràng, xương hàm chưa cứng chắc, cơ thể lại đang phát triển thuận lợi nên niềng răng trong giai đoạn này hiệu quả sẽ rất nhanh, lại ít đau đớn hơn nhiều.
Và để tốt nhất thì các bậc phụ huynh cần quan sát và theo dõi tình trạng răng của trẻ ngay từ khi lên 7. Ở giai đoạn này, khuynh hướng tăng trưởng và lệch lạc răng, xương hàm đã bắt đầu có những biểu hiện nên cần phát hiện, đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ có những biện pháp phù hợp.
Trẻ 7 tuổi đã có thể khám điều trị niềng răng
Trong một số trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định trẻ đeo các hàm trainer bằng nhựa cao su mềm để định hướng cho răng mọc thuận lợi, giúp xương hàm phát triển cân đối và ngăn chặn những thói quen xấu (nghiến răng, mút tay, đẩy lưỡi…) giảm nguy cơ răng mọc ngầm, khớp cắn quá phức tạp khiến việc điều trị niềng răng cố định khó khăn hơn về sau.
Người lớn niềng răng có được không?
Như đã chia sẻ từ đầu về vấn đề niềng răng ở độ tuổi nào là thích hợp, thì niềng răng là một phương pháp không giới hạn độ tuổi. Điều này có nghĩa là, khi đã bỏ lỡ “giai đoạn vàng”- độ tuổi từ 12-16 thì người lớn vẫn có thể thực hiện niềng răng được với điều kiện cấu trúc nâng đỡ răng tốt, không gặp phải các vấn đề viêm nhiễm về nướu, nha chu, răng lung lay.
Tuy nhiên, trong độ tuổi trưởng thành thì răng đã là răng vĩnh viễn, xương hàm ổn định, không còn sự tăng trưởng và phát triển nữa nên cần nhiều thời gian hơn để răng có thể dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn.
Niềng răng ở người lớn cần nhiều thời gian hơn trẻ em
Trên thực tế, việc nong hàm ở giai đoạn này cũng gặp nhiều khó khăn nên thường các bác sĩ sẽ chọn phương pháp nhổ răng nhằm tạo ra những khoảng trống thuận lợi để kéo, đẩy, điều chỉnh răng về đúng vị trí.
Lúc này, thời gian điều trị niềng răng cho người lớn sẽ mất khoảng từ 18 đến 36 tháng mới đạt được kết quả như mong đợi. Tuy nhiên, nếu bạn lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc kết hợp với công nghệ điều trị tiên tiến thì thời gian sẽ được rút ngắn hơn rất nhiều. Và đây cũng chính là phương pháp niềng răng hiệu quả cho người lớn được các chuyên gia khuyến cáo.
Niềng răng nhanh chóng với mắc cài kim loại tự buộc
phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc được đa số các bệnh nhân đánh giá rằng hiệu quả nhanh chóng trong thời gian ngắn, ít gây đau nhức, khó chịu và đặc biệt là vấn đề vệ sinh cũng thuận tiện hơn, ít xảy ra tình trạng bám giắt thức ăn.
Niềng răng mắc cài tự buộc cho hiệu quả tối ưu nhất
Mắc cài tự buộc phát huy được hầu hết những ưu điểm mà ai cũng mong muốn như vậy là nhờ cấu tạo được cải tiến hơn các phương pháp niềng răng mắc cài khác. Thay vì phải sử dụng thun buộc để cố định dây cung trong rãnh mắc cài thì nó lại được nâng cấp hơn khi sử dụng hệ thống trượt tự động.
Nhờ đó, dây cung được giữ ổn định trong mắc cài, hạn chế tối đa xảy ra tình trạng bung bật, tạo được lực kéo mạnh mẽ, bền bỉ giúp răng dịch chuyển nhanh nhưng ổn định, tránh di lệch. Lực ma sát lên răng cũng được tiết giảm nên bệnh nhân ít cảm thấy đau nhức.
Ngoài ra, để mắc cài tự buộc phát huy tối đa công dụng thì không thể thiếu đội ngã bác sĩ chuyên môn sâu tại Nha khoa chúng tôi cùng sự hỗ trợ của các trang thiết bị hiện đại nhất.
Bài viết khác
Cách lựa chọn kem đánh răng chất lượng cho gia đình - 30/07/2024
Có nên trám răng thưa? - 12/08/2024
TẶNG CHA MẸ HÀM RĂNG MỚI CHẮC KHOẺ, CUỘC SỐNG TRỌN NIỀM VUI - 17/08/2024
Các giai đoạn sâu răng và phương án xử lý tương ứng ? - 19/08/2024
Vì sao Dán sứ đắt hơn Bọc sứ? - 23/08/2024
Tại sao mất răng nên cấy ghép implant - 24/08/2024
Viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị - 29/08/2024
4 THỜI ĐIỂM KHÔNG NÊN NHỔ RĂNG KHÔN CẦN TRÁNH - 04/09/2024
ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG CHO TRẺ | PHÒNG KHÁM NHA KHOA TRẺ EM TPHCM - 28/02/2023