Hậu Quả Của Bệnh Nha Chu
Có thể nói hậu quả mà bệnh nha chu gây ra vô cùng nghiêm trọng. Bởi cùng trong quá trình thầm lặng của nó là kéo theo một loạt những biến chứng nghiêm trọng. Sau đây là một số nguy hiểm tiềm ẩn của bệnh lý răng miệng này.
Nhiễm trùng Nha chu và bệnh tiểu đường
Trước đây, người ta quan niệm, bệnh tiểu đường là nguyên nhân của bệnh nha chu. Nhưng, thời đại công nghệ phát triển, y học tân tiến, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nhiễm trùng nha chu là một nhân tốt quan trọng gây ra bệnh tiểu đường.
Ngoại trừ tế bào não, trên bề mặt các tế bào đều có những thụ thể insulin. Những thụ thể insulin điều tiết lượng đường glucose hấp thu vào tế bào dưới tác động của nội tiết tố insulin tiết ra từ tụy tạng.
Nhiễm trùng nha chu theo đường tuần hoàn máu đến các tế bào và gây bất hoạt những thụ thể insulin gây nên hiện tượng “kháng insulin”. Đối phó lại tuyến tụy phải tăng tiết insulin để ép tế bào hấp thu glucose nhằm giữ đường lượng trong máu là một hằng số. Khi phải cố gắng tăng tiết insulin thời gian dài tuyến tụy sẽ suy nhược dẫn đến bệnh tiểu đường.
Nhiễm trùng nha chu đến các tế bào, gây nên hiện tượng “kháng insulin”
Nhiễm trùng Nha chu và bệnh tim mạch
Nhiễm trùng nha chu tác động vào hệ tim mạch theo 2 cách: trực tiếp và gián tiếp.
Trực tiếp: vi khuẩn trong túi nha chu xâm nhập đường tuần hoàn máu trực tiếp tác động lên tim và mạch máu.
Vi khuẩn trong túi nha chu xâm nhập vào máu trực tiếp tác động lên tim và mạch máu.
Gián tiếp: vi khuẩn nha chu và độc tố của chúng tác động lên gan làm sản sinh ra những chất có hại cho hệ thống tim mạch như CRP (C-reactive Protein), fibrinogen, LDL (low density lipoprotein).
Vi khuẩn nha chu tác động lên gan làm sản sinh các chất có hại cho gan
Hậu quả là:
- Thành mạch máu có những sang thương dẫn đến mảng xơ vữa động mạch.
- Đường kính mạch máu bị thu nhỏ do phản ứng viêm.
- Máu dễ bị vón cục do tác động của CRP, fibrinogen, LDL.
- Nhiễm trùng nội tâm mạc.
Như vậy nhiễm trùng nha chu là một trong những tác nhân gây suy yếu hệ tim mạch; chúng làm máu bị cô đặc, thành mạch bị thu nhỏ -> tắc mạch -> tai biến mạch máu và đột quỵ. Khi nhiễm trùng nội tâm mạc xảy ra, tim bị suy (bệnh thấp tim). Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy có sự liên hệ giữa nhiễm trùng nha chu và bệnh thấp tim như nghiên cứu của ARBE tại viện điều tra dịch tể học NHANE Hoa Kỳ. Nhiễm trùng Nha chu nặng giữ vai trò quyết định như một “cú đánh bồi thêm” gây đột quỵ trong bệnh tim mạch.
- Bệnh nha chu ảnh hưởng tới phụ nữ có thai, dẫn tới việc sinh non và thiếu cân ở trẻ
- Y học định nghĩa sinh non khi thai kỳ dưới 37 tuần tuổi và sinh thiếu cân khi thai nhi nặng không đến 2.500g
- Gần đây những phát hiện tình trạng cơ thể bị nhiễm trùng mãn tính (như khi bị bệnh Nha chu) đóng góp vai trò không nhỏ gây sinh non và sinh thiếu cân.
- Nhiễm trùng mãn tính khi đang mang thai làm tăng tiết prostaglandin, gây nên sự giãn nở và co thắt của tử cung dẫn đến sinh non.
- Thống kê cho thấy tỷ lệ sinh non ở phụ nữ mang thai không điều trị bệnh Nha chu là 10,1% so với nhóm chứng được điều trị bệnh Nha chu chỉ còn 1,8%.
Phụ nữ có thai mắc bệnh nha chu dễ sinh non
Từ những biến chứng trên có thể thấy hậu quả mà bệnh nha chu gây ra cực kì nghiêm trọng và nguy hiểm. Đừng bao giờ chủ quan với căn bệnh tưởng chừng như đơn giản này. Nhanh chóng tìm gặp bác sĩ nha khoa để được hướng dẫn và điều trị đúng cách nếu như bạn đã mắc chứng bệnh này nhé!
Nguồn: Kiến thức nha khoa
Bài viết khác
Cách lựa chọn kem đánh răng chất lượng cho gia đình - 30/07/2024
Có nên trám răng thưa? - 12/08/2024
TẶNG CHA MẸ HÀM RĂNG MỚI CHẮC KHOẺ, CUỘC SỐNG TRỌN NIỀM VUI - 17/08/2024
Các giai đoạn sâu răng và phương án xử lý tương ứng ? - 19/08/2024
Vì sao Dán sứ đắt hơn Bọc sứ? - 23/08/2024
Tại sao mất răng nên cấy ghép implant - 24/08/2024
Viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị - 29/08/2024
4 THỜI ĐIỂM KHÔNG NÊN NHỔ RĂNG KHÔN CẦN TRÁNH - 04/09/2024
ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG CHO TRẺ | PHÒNG KHÁM NHA KHOA TRẺ EM TPHCM - 28/02/2023