Cách Trị Ê Buốt Răng Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
Khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc chua… bỗng dưng bạn cảm thấy rùng mình, ê buốt răng. Triệu chứng cứ ngày một rõ rệt, bạn chủ quan không để ý đến khi ăn uống gặp khó khăn thực sự bạn mới lo lắng, sợ hãi. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn những mẹo hay cứu nguy cho răng bị ê buốt.
1. Ê buốt răng là gì?
Hiện tượng ê buốt răng là hiện tượng hay gặp ở nhiều người, thường thấy được khi ăn uống những đồ nóng, lạnh, ngọt hoặc đồ ăn có tính axít.
Hiện tượng ê buốt răng thường thấy được khi ăn uống
Trong điều kiện bình thường, ngà răng bên trong (lớp bao quanh dây thần kinh) được bảo vệ bởi lớp men răng bao phủ bên ngoài. Theo thời gian, lớp men răng trở nên mỏng hơn và có ít tác dụng bảo vệ hơn.
Men răng là lớp bảo vệ ngoài cùng của răng
Lợi cũng có thể tụt theo thời gian để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng (mòn cổ răng). Ngà răng chứa một số lượng lớn những ống nhỏ đi từ bên ngoài răng đến các dây thần kinh nằm ở trung tâm của răng. Khi ngà bị lộ, những ống này có thể bị kích thích bởi sự thay đổi nhiệt độ hoặc một số loại thực phẩm.
Lợi tụt để lộ lớp ngà ở bề mặt bên ngoài dưới chân răng
Để phòng ngừa và điều trị răng ê buốt, bạn nên làm theo những chỉ dẫn sau đây:
Thứ nhất, bạn nên vệ sinh răng miệng hằng ngày, nên chải răng 3 lần/ngày và sử dụng bàn chải có lông mềm để không bị ảnh hưởng đến nướu. Bạn nên chọn loại kem đánh răng có độ mài mòn thấp để men răng không bị ảnh hưởng. Tốt nhất bạn nên chọn kem đánh răng chứa HAP Potassium Citrate để tốt hơn cho sức khỏe răng miệng. Hoặc bạn cũng có thể chọn kem đánh răng có chứa fluor và kẽm citrate là những loại kem đánh răng nha sĩ khuyên dành cho những trường hợp răng bị ê buốt.
Bạn nên vệ sinh răng miệng hằng ngày, nên chải răng 3 lần/ngày
Thứ hai, điều chỉnh lại chế độ ăn uống. Với những người có hiện tượng răng bị ê buốt thì bạn cần chọn các thực phẩm hạn chế axit và các thức ăn có vị chua để phòng ngừa men răng bị ảnh hưởng.
Hạn chế ăn những thực phẩm có vị chua
Thứ ba, thức ăn cay, nóng, hoặc đồ quá lạnh cũng nên hạn chế. Tốt nhất nên sử dụng các thực phẩm giàu dinh dưỡng, giàu vitamin để tăng sức khỏe răng miệng và bảo vệ hàm răng của bạn.
Hạn chế ăn đồ quá lạnh để bảo vệ răng
Thứ tư, những trường hợp bị ê buốt nặng bạn nên đến các phòng khám nha khoa để gặp bác sĩ trực tiếp thăm khám và tư vấn cụ thể và đưa ra phương hướng điều trị tốt nhất, hạn chế tình trạng ê buốt cho răng của bạn.
Nếu bị ê buốt nặng bạn nên đi khám bác sĩ
2. Mẹo hay làm giảm cơn ê buốt răng khi ăn đồ lạnh
Vào mùa đông, không chỉ khi ăn đồ lạnh, mà ngay cả các đồ ăn khác cũng có thể làm răng bị ê buốt. Để hạn chế tình trạng này, bạn nên ăn hay uống nước ấm hoặc có thể sử dụng các mẹo nhỏ dưới đây để bảo vệ răng tốt hơn nhé!
Nhai lá trà xanh
Trà xanh giàu catechin, florua, axit tannic có tác dụng chống viêm, sát trùng, giảm đau răng, ngăn ngừa viêm nướu và các thành phần tốt cho lớp men răng, giảm quá trình hòa tan canxi và giúp răng chắc khỏe. Ngoài ra, nó còn có thể ngăn chặn và làm chậm sự phát triển của sâu răng.
Nhai là trà xanh là một biện pháp chống ê răng nhanh chóng
Dùng tỏi sống chà lên răng
Tỏi có chứa florua, allicin giúp bảo vệ lớp ngà răng, chống lại những kích thích từ đồ lạnh, cay… Do đó, bạn có thể lấy vài tép tỏi ngâm với muối hoặc nghiền nát rồi đặt trực tiếp vào chỗ răng đau. Để trong vài phút, rồi súc miệng lại với nước ấm chỗ đau sẽ dịu đi nhanh chóng.
Dùng tỏi sống chà xát lên răng làm giảm ê buốt
Viên dầu vitamin E
Trong viên dầu vitamin E có các hoạt chất có khả năng phục hồi các mô xung quanh răng. Bạn chỉ cần tráng đều dầu lên mặt răng bị ê buốt và ngậm là được.
Tráng đều dầu vitamin E lên mặt răng bị ê buốt
Nhai quả óc chó sống
Nhân quả óc chó giàu axit linoleic, canxi và photpho giúp giảm kích thích đến các dây thần kinh. Bạn súc miệng bằng nước muối, nhai 20g quả óc chó trong 3 – 5 phút rồi nuốt, 1 ngày bạn chỉ nên nhai 2 lần.
Nhai quả óc chó sống để giảm ê buốt răng
Các mẹo trên chỉ có tác dụng tức thời ngay tại thời điểm răng bị ê buốt, bệnh có thể phát lại vào bất cứ lúc nào nên bạn sẽ phải lặp lại các mẹo này mỗi lần bị đau, ê buốt. Chính vì vậy, bạn nên đến gặp các bác sĩ nha khoa để được khám, hướng dẫn dùng kem chống ê buốt hoặc điều trị các bệnh lý gây ra tình trạng này.
Nguồn: Kiến thức nha khoa
Bài viết khác
Cách lựa chọn kem đánh răng chất lượng cho gia đình - 30/07/2024
Có nên trám răng thưa? - 12/08/2024
TẶNG CHA MẸ HÀM RĂNG MỚI CHẮC KHOẺ, CUỘC SỐNG TRỌN NIỀM VUI - 17/08/2024
Các giai đoạn sâu răng và phương án xử lý tương ứng ? - 19/08/2024
Vì sao Dán sứ đắt hơn Bọc sứ? - 23/08/2024
Tại sao mất răng nên cấy ghép implant - 24/08/2024
Viêm tủy răng là gì? Nguyên nhân và cách điều trị - 29/08/2024
4 THỜI ĐIỂM KHÔNG NÊN NHỔ RĂNG KHÔN CẦN TRÁNH - 04/09/2024
ĐIỀU TRỊ SÂU RĂNG CHO TRẺ | PHÒNG KHÁM NHA KHOA TRẺ EM TPHCM - 28/02/2023